Chân dung INTJ - Trích từ sách "Cảm xúc - kẻ thù số 01 của Thành công" của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương



Mình trích nguyên văn nhé.
Đối với người ngoài, INTJ có phong thái đĩnh đạc, tự tin. Sự tự tin này, đôi khi có thể bị lầm tưởng là ngạo mạn bởi những người ít quyết đoán hơn, nhưng thực tế đó không phải là bản chất của họ. Nguồn gốc của sự tự tin này nằm ở một hệ thống kiến thức đã được "chuyên môn hóa" mà phần lớn các INTJ đã bắt đầu xây dựng cho mình từ rất sớm. Một khi có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ - mà INTJ có thể có rất nhiều - họ có thể trả lời ngay cho bạn biết họ có thể giúp đỡ bạn hay không, và nếu được thì bằng cách nào. INTJ biết họ biết gì, và có lẽ quan trọng hơn là biết họ không biết gì.INTJ cũng là những người cầu toàn, với một khả năng có vẻ như không giới hạn để hoàn thiện những gì mà họ quan tâm. Và điều duy nhất có thể ngăn cản INTJ đeo đuổi sự hoàn thiện chính là cái nguyên tắc rất đặc trưng của họ, là tiêu chuẩn mà họ áp dụng vào tất cả mọi sự - từ nghiên cứu của riêng họ cho đến các chuẩn mực của xã hội. "Việc đó có hiệu quả không?" Tiêu chuẩn này làm cho họ có những ý kiến rất độc lập, không lệ thuộc vào quyền lực, tục lệ, hoặc tình cảm. INTJ thường được biết đến như người "xây dựng hệ thống" vì trong tính cách của họ có sự kết hợp đặc biệt giữa trí tưởng tượng và sự chắc chắn. INTJ xem những hệ thống mà họ làm việc với như là của riêng họ; và tính cầu toàn và bất chấp người có thẩm quyền có thể làm ảnh hưởng đến công việc, vì INTJ là người không dễ tha thứ cho người khác và cho chính bản thân họ. Tất cả những ai bị họ xem là lười biếng hay thiếu nhiệt tình trong công việc đều dần dần mất sự tôn trọng bởi họ. INTJ cũng dám quyết định những việc quan trọng mà không tham khảo ý kiến cấp trên hay đồng nghiệp. Mặt khác, INTJ là cũng rất chu đáo và công bằng khi ghi nhận những đóng góp của người khác vào công việc, và có năng khiếu nắm bắt các cơ hội mà nhiều người khác không nhìn thấy. Nói chung INTJ thường có xu hướng làm những việc mà họ biết rõ. Nghề nghiệp mà họ thường lựa chọn là kỹ sư hoặc nghiên cứu khoa học, nhưng có thể thấy họ ở bất cứ công việc nào đòi hỏi trí tưởng tượng và sự chắc chắn. INTJ cũng có thể tham gia các vị trí quản lý nếu họ dành thời gian để marketing các khả năng sẵn có của họ cũng như để hoàn thiện chúng. Đối với một vài INTJ, có lẽ sẽ tốt hơn nếu họ giảm bớt tính lập dị của họ.Quan hệ cá nhân, đặc biệt là chuyện tình cảm là điểm yếu của INTJ. Trong khi họ có khả năng quan tâm sâu sắc đến người khác (thông thường là một số nhỏ, có chọn lọc) và muốn dành thời gian đáng kể để cũng cố các mối quan hệ đó, kiến thức và sự tự tin đã làm cho họ thành công trong các lĩnh vực khác lại cản trở họ. Điều này xảy ra một phần vì phần lớn INTJ không nắm được các quy tắc của xã hội, ví dụ hầu như không hiểu hoặc thiếu kiên nhẫn với các việc như tán tỉnh hoặc nói chuyện phiếm. Thêm vào đó, INTJ là những người rất kín đáo và trầm tĩnh nên dễ bị hiểu nhầm. Và nguyên nhân chính có lẽ là INTJ lúc nào cũng muốn người khác phải "hợp lý". Tương tự như nhóm EF lúc nào cũng muốn người khác phải tình cảm, mùi mẫn thì INTJ lúc nào cũng nghĩ người khác phải rõ ràng, hợp lý.Có lẽ điểm mạnh duy nhất của các INTJ trong quan hệ với người khác là trực giác của họ và mong muốn "hoàn thiện" một quan hệ nào đó. Mặc dù cũng giống như các nhóm T khác, họ đồng cảm hơn những người thuộc nhóm F, tuy nhiên, một trực giác tốt rất có ích cho họ. Khả năng này có thể được tôi luyện và hướng dẫn bằng các cố gắng đều đặn và liên tục để hiểu và giúp đỡ những người họ quan tâm. Những mối quan hệ với INTJ, một khi đã được xác lập, thường rất lành mạnh, ổn định và rõ ràng.
Những đặc điểm này khá đúng với mình: giỏi lý thuyết và cơ sở lý luận, cầu toàn, có khả năng cải thiện liên tục, yêu thích xây dựng hệ thống, độc lập và cứng nhắc với nguyên tắc hiệu quả, yếu kém trong quan hệ xã hội với con người. Điều duy nhất chưa đúng là "năng khiếu nắm bắt các cơ hội mà nhiều người khác không nhìn thấy" vẫn chưa được bộc lộ... Còn bạn, bao nhiêu phần trong này giống với bạn?

Thân mến,


Comments