May Mắn Thay Khách Hàng Của Bạn Cũng Giống Khách Hàng Của Đối Thủ (Chương 5)

Chương 5: #OurBuyersAreDifferent


Thật may mắn khi khách hàng của bạn cũng giống như khách hàng của đối thủ của bạn. Điều này có nghĩa là người mua luôn sẵn sàn để chuyển đổi và nhắm vào toàn bộ thị trường là chiến lược khôn ngoan. Đây là lời mở đầu, cũng là ý chủ đạo của chương 5.

Các dẫn chứng được đưa ra để bảo vệ quan điểm trên:

1. Nghiên cứu của các giáo sư trường Đại Học Hawaii, Mỹ năm 1959: Tập khách hàng của Ford & Chevrolet ở Mỹ năm  1959 không hề có sự khác biệt về tính cách và nhân khẩu học dù các marketers đã đầu tư rất nhiều để xây dựng sự hình ảnh thương hiệu (Ford: chắc chắn, mạnh mẽ, bền vs. Chevrolet: phong cách, đẳng cấp, sang trọng) và kì vọng xe ô tô là sản phẩm mang tính biểu tượng cao. 

2. Từ những năm 1990-2000, rất nhiều nghiên cứu với những ngành hàng khác nhau cũng khẳng định lại kết luận này.

- Ngành hàng ô tô ở UK

- Ngành hàng bia ở Canada

- Thị trường thẻ tín dụng ở UK, Úc

- Thị trường nước ngọt (soft drink) ở Mỹ 

- Thị trường nước xả vải ở UK

Không dừng lại ở đó, tác giả còn đi đến kết luận là những quan điểm target marketing hiện tại chưa ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thương hiệu vì rằng các media channel chưa đủ target đến mức như brand kì vọng. Tuy nhiên, trong tương lai, khi ngành quảng cáo và truyền thông phát triển mạnh hơn, với ứng dụng công nghệ, khả năng target cao hơn, đây sẽ là điều đáng quang ngại. Dù đồng thuận hay không thì đây cũng là quan điểm đáng tham khảo.


P/s: Mình cũng có một trải nghiệm vui với điều này. Vào thời điểm 2011-2012, khi Trà Xanh Không Độ đang ở đỉnh cao, nhãn hàng luôn hướng đến khách hàng trẻ, có lối sống hiện đại, quan tâm sức khỏe. Tuy nhiên, khi chạy KM, khách hàng đến nhận giải lại chủ yếu là lao động phổ thông, người lớn tuổi, gần hơn rất nhiều với tỉ lệ dân số thực tế hơn là với tập khách hàng mục tiêu 🙂

Nhấn vào link này để xem tóm tắt từng chương sách How Brands Grow - What Marketers Don't Know nhé.

Comments